image banner

Năm 2024 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số

Huyện Cát Hải chấn chỉnh việc chăn thả gia súc trên các tuyến đường giao thông và các khu vực công cộng trên địa bàn huyện
Lượt xem: 181
Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện nếu để xảy ra mất an toàn giao thông trên địa bàn do việc chăn thả gia súc trên các tuyến đường giao thông và các khu vực công cộng.
Anh-tin-bai
Hiểm họa tai nạn giao thông từ trâu bò thả rông trên đường…( ảnh minh hoạ)

Chăn thả rông gia súc trên đường bộ là hành vi gây nguy hiểm cho người và các phương tiện tham gia giao thông. Đã có không ít tai nạn bắt nguồn từ nguyên nhân trên. Trong thời gian vừa qua trên địa bàn huyện Cát Hải vẫn còn tình trạng một số hộ gia đình chăn thả gia súc (Trâu; Bò; Dê) theo hình thức thả rông, trên các tuyến đường Tân Vũ – Lạch huyện, đường 356, tuyến đường du lịch Gia luận - Bến Bèo tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, phá hỏng hệ thống cây xanh, con đường hoa trên các tuyến đường giao thông và các khu công cộng trên địa bàn. Ngày 27 tháng 12 năm 2022, UBND huyện Cát Hải đã ban hành Công văn về việc cấm chăn thả gia súc trên các tuyến đường giao thông và các khu vực công cộng trên địa bàn huyện.Anh-tin-bai( Đàn Dê đang phá hỏng con đường hoa (trên  Đường 356) đoạn gần xã Hiền Hào)

 Theo Nghị định 46, Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 đã hướng dẫn cụ thể mức độ xử lý đối với trường hợp người chăn nuôi thả rông gia súc để xảy ra tai nạn cho người đi đường. Khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ có quy định: Không được thả rông súc vật trên đường bộ. Với những trường hợp vật nuôi, súc vật thả rông gây tai nạn, pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng: Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2015 với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1- 5 năm. Trường hợp vô ý làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự. Rõ ràng, việc chăn thả rông gia súc trên đường bộ. Các trường hợp gia súc chăn thả rông trên đường bộ gây ra tai nạn đã được pháp luật hiện hành quy định hình thức xử phạt rất cụ thể, đầy đủ. Vì vậy, tổ chức, cá nhân, các hộ gia đình có gia súc chăn thả cần chấp hành nghiêm các quy định, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra./.

Xuân Thuỷ
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới